Blog

Keep up to date with the latest news

7 câu hỏi hay để vượt ải “Bạn có câu hỏi gì không?”

Cuộc phỏng vấn của bạn đang diễn ra rất tốt đẹp. Bạn đã trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách tự tin và cuộc phỏng vấn gần đi đến hồi kết. Và như thường lệ bạn sẽ nhận được một câu hỏi: “Bạn có câu hỏi gì không?”. Đây là câu hỏi mà đại đa số các ứng viên khi chưa có kinh nghiệm nhiều sẽ khá bối rối. Tuy nhiên, để đảm bảo được cơ hội nhận được việc làm của bạn, hãy luôn nói có.

Việc bạn đặt ra câu hỏi thay vì trả lời “Tôi không có bất kỳ câu hỏi nào” sẽ khiến cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có sự chuẩn bị và quan tâm, nhiệt đến vị trí công việc này. Nó cũng là cách để bạn làm nổi bật hơn những giá trị và kinh nghiệm có liên quan của bạn.

Hãy cố gắng đưa ra ít nhất bốn đến năm câu hỏi để hỏi người phỏng vấn. Tránh đặt những câu hỏi tập trung quá nhiều vào những lợi ích mà công ty có thể cung cấp cho bạn, chẳng hạn như phụ cấp, tiền lương…nên dành những câu hỏi này sau khi bạn nhận được lời mời làm việc. Ngoài ra, nên tránh những câu hỏi về bất kỳ điều gì đã được đề cập trước đó vì nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ rằng bạn không chú ý.

Trong bài viết này sẽ đề cập đến 7 câu hỏi bạn có thể áp dụng trong những cuộc phỏng vấn tiếp theo của mình.

1. Anh/chị có thể nói rõ thêm về những trách nhiệm của vị trí công việc này không?

Đặt câu hỏi này cho phép bạn tìm hiểu nhiều hơn thông tin về những công việc bạn phải làm và vai trò của bạn sau khi làm việc ở vị trí đó. Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, đồng thời cũng sẽ giúp bạn quyết định xem bạn có đảm nhận được vai trò đó hay không. Qua câu trả lời đó, bạn sẽ có được cái nhìn khái quát về kỳ vọng mà nhà tuyển dụng mong muốn, vì vậy nếu sau đó bạn được nhận việc sẽ không bị bỡ ngỡ.

2. Làm thế nào để có thể đạt được kỳ vọng của công ty trong hai tháng đầu thử việc?

Đây là một câu hỏi hay để hỏi khi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc vì nó thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn có mong muốn đóng góp tích cực cho công ty. Hãy chú ý đến phản hồi của nhà tuyển dụng vì nó sẽ cho bạn biết họ thực sự muốn bạn thực hiện công việc như thế nào và sẽ nêu bật những vấn đề cụ thể của công việc mà bạn nên tập trung trong vài tuần đầu làm việc.

3. Công ty có đào tạo và tạo cơ hội thăng tiến với vị trí công việc này không?

Việc hỏi về các cơ hội phát triển công việc chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn thật sự nghiêm túc với nghề nghiệp của mình và cam kết gắn bó với công ty trong tương lai. Bạn không muốn mắc kẹt trong một công việc bế tắc hoặc nếu bạn không chắc chắn về lộ trình sự nghiệp của mình với vị trí công việc này thì việc đặt câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá việc gắn bó lâu dài với công ty.

4. Dự kiến sau năm năm nữa công ty sẽ như thế nào?

Phản hồi của nhà tuyển dụng mà bạn nhận được sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về các kế hoạch phát triển của công ty và vị trí của công ty trên thị trường, đồng thời đem đến cho bạn sử bảo đảm về công việc trong tương lai. Bạn cung có thể nhận được thông báo về bất kỳ dự án nào sắp tới của công ty. Hỏi về các kế hoạch trong tương lại thể hiện sự quan tâm thực sự của bạn và nhắc lại cam kết nếu được làm việc với công ty.

5. Anh/chị có thể giới thiệu qua về văn hóa làm việc của công ty không?

Đưa ra câu hỏi này là một cách tuyệt vời để đánh giá môi trường almf việc của công ty và cho bạn cơ hội để khám phá xem liệu bản thân bạn có phù hợp hay không. Từ câu trả lời của nhà tuyển dụng, bạn sẽ biết được sự quan tâm của công ty đến nhân viên, phúc lợi của công ty dành cho nhân viên hay là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống như thế nào.

6. Anh/chị có thích công việc hiện tại của mình không?

Mọi người đều thích nói về bản thân và câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ thân thiết hơn với người phòng vấn. Câu hỏi này hướng tới cá nhân người phỏng vấn, vì vậy bạn có thể học được nhiều điều từ câu trả lời của họ. Bạn sẽ có cái nhìn của người trong cuộc về văn hóa công ty và môi trường làm việc thậm chí bạn có thể khám phá cách người phỏng vấn bạn bắt đầu công việc và phát triển như thế nào.

7. Anh/ chị có thể cho tôi biết thêm về nhóm mà tôi sẽ làm việc cùng không?

Điều này sẽ giúp bạn hiểu được cơ cấu tổ chức của cô công ty, cấp trên trực tiếp của bạn và vai trò của nhóm đó. Đây là những người bạn sẽ phải kết nối chặt chẽ nhất, vì vậy bạn nên thử tìm hiểu về phương pháp làm việc và hoạt động của nhóm. Tùy thuộc vào câu trả lời, nó cũng có thể cho bạn cơ hội đề cập đến bất kỳ kinh nghiệm hoặc thành công nào bạn đã có khi làm việc trong các nhóm và vị trí tương tự –  để cung cấp cho nhà tuyển dụng một ví dụ cuối cùng về mức độ phù hợp của bạn nếu nhận được công việc.

Một số câu hỏi hữu ích khác bạn có thể tham khảo:

  • Thời gian vất vả nhất trong năm của vị trí này là thời gian nào? Tại sao?
  • Thử thách lớn nhất phải đối mặt hàng ngày khi làm việc ở vị trí này là gì?
  • Có bao nhiêu người đã tham gia bộ phận này trong năm qua?  
  • Các nhân viên thường sẽ nhận được phản hồi hoặc nhận xét công việc như thế nào và khi nào?
  • Nếu được nhận việc thì thời gian làm việc sẽ bắt đầu vào khi nào?
  • Tôi có thể giữ liên lạc với ai để có thể biết được thông tin sau phỏng vấn?

Trên đây là một số câu hỏi bạn có thể tham khảo khi đối mặt với câu hỏi “Bạn có câu hỏi gì không?” của nhà tuyển dụng. Chúc các bạn tìm được công việc mong muốn và thăng tiến hơn trong sự nghiệm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *