Blog

Keep up to date with the latest news
tre hen phong van

Bạn Nên Làm Gì Khi Trễ Hẹn Phỏng Vấn

Trước buổi phỏng vấn, có nhiều những tình huống phát sinh, không may xảy ra, có thể là do tác động bên ngoài nhưng cũng có thể do chính bản thân bạn. Một trong những tình huống đó là đi muộn và tất nhiên, khi bạn đến muộn, bạn sẽ để lại ấn tượng không tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thiếu chuyên nghiệp và bị đánh giá thấp trình độ của bạn. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó, bạn khó có thể kiểm soát thời gian theo ý mình nên buộc phải để tình huống xấu diễn ra. Nếu không muốn để nhà tuyển dụng có cái nhìn tiêu cực về bạn, hãy xử lý sao cho thật khéo léo, tránh tình trạng để vuột mất cơ hội có được việc làm ưng ý. Có 2 kiểu trễ hẹn phỏng vấn.

Kiểu Thứ Nhất: Thay Đổi Lịch Trình Phỏng Vấn

Việc trễ hẹn đã được xác định từ trước. Bạn đã xác định lịch phỏng vấn nhưng bạn lại có một cuộc hẹn, một công việc cá nhân mà không thể delay nên đành phải rời lịch phỏng vấn

Ví dụ: Bạn xin phỏng vấn vào vị trí thực tập sinh, bạn đã hẹn lịch phỏng vấn với nhà tuyển dụng vào 2 giờ chiều ngày thứ ba. Tuy nhiên, trước đó 1 ngày, trường bạn lại có thông báo đổi thời gian thi hết học phần vào đúng 2 giờ ngày hôm đấy. Chắc chắn, bạn không thể xin trường đổi lịch thi được và cũng không muốn bỏ thi, phải học lại. Bạn chỉ có thể nói chuyện với nhà tuyển dụng để đổi lịch phỏng vấn mà thôi.

Lúc này, hãy cố gắng thông báo cho nhà tuyển dụng càng sớm, càng tốt. Bạn cũng có thể gọi điện, hay viết email, nhưng dù bạn có sử dụng công cụ gì, hãy chú ý một số điều sau:

• Giới thiệu rõ bạn là ai
• Xin lỗi họ vì bạn không thể đến theo đúng thời gian cho trước
• Nêu rõ lý do, tại sao bạn lại muốn rời lịch (Bạn không bao giờ nên xin đổi lịch vì bạn bị say rượu, bạn chưa có kế hoạch từ trước, bạn quên lịch, hay bạn chưa chuẩn bị kỹ theo một phương diện nào đó, nhà tuyển dụng sẽ thông cảm cho bạn với lý do liên quan đến tình trạng sức khỏe hay việc gia đình đột xuất )
• Hỏi xem họ có đồng ý thay đổi thời gian phỏng vấn không? Xác định rõ thời gian bạn muốn phỏng vấn
• Gửi lời cảm ơn

Với những tình huống như vậy, nếu bạn biết cách ứng xử sao cho thật khéo léo. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn rất trân trọng cơ hội được tham dự phỏng vấn xin việc ở công ty và bạn thực sự cảm thấy rất tiếc vì tình hình thực tế làm bạn không đến được.

Quan trọng nhất, bạn phải thông báo cho họ ngay sau khi có ý định đổi lịch phỏng vấn. Tốt nhất là bạn nên thông báo cho họ muộn nhất trước 1 ngày, vì ngoài bạn ra, họ cũng có lịch phỏng vấn của nhiều ứng viên khác. Để một cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ thì không chỉ ứng viên phải chuẩn bị mà nhà tuyển dụng cũng sắp xếp rất nhiều, từ những người tham gia phỏng vấn đề văn phòng, không gian tổ chức. Do đó, tốt nhất là ứng viên hãy báo lại cho nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt khi có thay đổi.

Kiểu Thứ Hai: Bạn Đến Muộn Giờ Phỏng Vấn

Trong trường hợp này, bạn đã chuẩn bị thật kỹ trước khi phỏng vấn, nhưng do một vài yếu tố khách quan (VD: Tắc đường, va chạm,…..), bạn đã đến muộn buổi phỏng vấn. Khác với tình huống trên, bạn phải thể hiện một cách thật khéo léo, vì khi bạn đến muộn buổi phỏng vấn, chưa cần biết lý do gì, bạn sẽ mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy bạn nên làm những gì ?

1. Gọi điện thông báo

Hãy nên nhớ đeo đồng hồ trên đường đi đến buổi phỏng vấn, bạn có thể cập nhật thời gian liên tục. Nếu bạn nhìn thời gian và biết bạn không thể đến đúng hẹn, hãy gọi điện thông báo cho người phỏng vấn bạn sớm nhất có thể.

Hầu hết, bạn đã có sẵn số liên hệ của người hẹn phỏng vấn bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nhiều công ty sẽ gọi điện hẹn phỏng vấn bằng máy cố định. Nếu bạn gọi lại, bạn sẽ gọi vào số tổng của toàn bộ công ty đó. Với tình huống này, khi nhận được email thông báo phỏng vấn, hãy cố gắng xin số điện thoại di động của người hẹn bạn.

Tất nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp mà bạn không thể thông báo cho nhà tuyển dụng, ví dụ như bạn bị hỏng điện thoại hoặc gặp sự cố chấn thương trên đường. Việc này có thể tạm chấp nhận được nhưng nhìn chung là bạn vẫn nên thông báo cho nhà tuyển dụng ngay khi có thể.

2. Nói lời xin lỗi trân thành

Không ai thích phải chờ đợi, đặc biệt là các nhà tuyển dụng luôn có lịch trình bận rộn. Thế nhưng đừng mãi “bấu víu” vào việc đến trễ của bạn. Việc này đã xảy ra và nhà tuyển dụng đã nhận thấy. Thay vào đó, bạn cần thừa nhận thiếu sót và bày tỏ sự tiếc nuối một cách chân thành vì đã làm cho người phỏng vấn phải chờ đợi. Ngay cả khi bạn chỉ đến trễ 10 phút thì điều tối thiểu bạn cần làm đó là xin lỗi họ một cách chân thành nhất vì bạn đã gây phiền cho họ.

3. Đưa ra lý do hợp lý

Các nhà tuyển dụng có lẽ sẽ không hỏi bạn lý do bạn đến muộn nhưng bạn cũng nên đưa ra một lý do cụ thể kèm lời xin lỗi chân thành. Tắc đường trầm trọng, lạc đường, nhầm lịch phỏng vấn,…không phải là một lý do hợp lý và nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp. Những lý do mà bạn không thể tránh được như

Nhiều nhà tuyển dụng có lẽ sẽ không hỏi bạn lý do bạn đến muộn nhưng dù sao thì bạn cũng nên đưa ra một lý do hợp lý kèm theo lời xin lỗi chân thành. Những lý do như: “Tôi xin lỗi, tôi ngủ quên”, “tôi bị tắc đường”, “tôi quên mất hôm nay có phỏng vấn”,… chắc chắn sẽ không phải là một lý do hợp lý đối với người đã dành những khoảng thời gian quý báu trong công việc của họ để phỏng vấn bạn.

Những lý do liên quan đến vấn đề gia đình hay tai nạn nghiêm trọng có khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng hơn. Nếu bạn không thuộc một trong hai trường hợp này, nên thật trung thực và hối lỗi hơn là một lời bào chữa. Các nhà tuyển dụng đã tiếp xúc với hàng nghìn ứng viên và họ sẽ nhận ra bạn có thành thật hay không.

4. Lấy lại sự bình tĩnh để bước vào buổi phỏng vấn

Bạn có thể cảm thấy lo lắng và có đôi chút nhụt chí, tự ti về bản thân khi đến muộn, vì vậy đừng nên tỏ ra vội vã và luống cuống, hãy dành chút thời gian để lấy lại bình tĩnh trước khi gặp người phỏng vấn. Đừng để sự chậm trễ lấy đi năng lực tích cực của bạn.

Đừng để tình huống đến muộn mãi quẩn quanh trong đầu bạn. Hãy nhớ một điều, ai cũng có sai lầm, quan trọng bạn có vượt qua sai lầm đó để tiến về phía trước hay không. Thay vì, cảm thấy hối lỗi suốt buổi phỏng vấn, hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự trân thành từ bạn, những ưu điểm, kinh nghiệm mà bạn đang có giúp ích gì cho công việc, cho tổ chức.

5. Gửi thư cảm ơn

Sau khi phỏng vấn, hãy gửi một email cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì họ đã dàng thời gian cho bạn. Việc viết thư cảm ơn cho thấy bạn là người thực sự quan tâm đến công việc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *