Blog

Keep up to date with the latest news

Làm thế nào để giảm thiểu căng thẳng trong công việc?

Đôi khi không phải lúc nào công việc cũng đều diễn ra thuận lợi theo đúng ý bạn. Khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn hoặc công việc  quá tải sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng. Biết cách giảm căng thẳng khi làm việc giúp bạn tìm thấy sự hài lòng hơn trong công việc và tránh kiệt sức.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc quản lý căng thẳng nơi làm việc và một số mẹo giúp bạn giảm căng thẳng trước, trong và sau khi làm việc.

Tại sao quản lý căng thẳng tại nơi làm việc lại quan trọng?

Quản lý căng thẳng hiệu quả sẽ đem đến nhiều lợi ích cho cuộc sống cá nhân và công việc của bạn. Nếu bạn đang căng thẳng về công việc, hiểu được những lợi ích này có thể giúp bạn tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống của chính mình. Dưới đây là một số lợi ích của việc quản lý căng thẳng tại nơi làm việc:

  • Cải thiện sức khỏe tinh thần: Khi bạn bị căng thẳng xâm chiếm, nó có thể làm giảm sự tự tin và sức khỏe tổng thể của bạn. Quản lý căng thẳng một cách hiệu quả có thể mang đến cho bạn sự minh mẫn và bình yên về tinh thần mà bạn và cơ thể bạn cần.
  • Nâng cao hiệu quả công việc: Vì căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự tập trung trong thời gian dài, nên làm việc để giảm thiểu nó sẽ giúp bạn tập trung trong thời gian dài hơn. Ngoài ra, tập trung vào các nhiệm vụ của bạn giúp chất lượng công việc được nâng cao.
  • Sự hài lòng trong công việc: Khi bạn kiểm soát được căng thẳng của mình một cách hiệu quả, bạn sẽ không bị cảm thấy đến công ty là một việc áp lực. Điều này giúp cải thiện mức độ hài lòng trong công việc nói chung của bạn, đồng thời mang lại cho bạn một tâm trạng tốt và có thể có tác động tích cực đến những người khác.

Các mẹo giảm căng thẳng trước, trong và sau khi làm việc

Các bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây để giảm thiểu căng thẳng trước, trong và sau khi làm việc để duy trì sự tập trung ổn định trong suốt ngày làm việc của bạn:

Khoanh vùng tình huống bạn có thể kiểm soát

Nhiều người cảm thấy căng thẳng khi không kiểm soát được các tình huống nhất định. Để giảm bớt căng thẳng, hãy xác định các khía cạnh của một tình huống cụ thể và phân chia xem khía cạnh nào mình có thể kiểm soát được và ngược lại. Khi bạn có thể phân chia rõ những gì bạn có thể và không thể kiểm soát, hãy cố gắng buông bỏ những gì bạn không thể thay đổi.

Sắp xếp thời gian giải lao

Mặc dù bạn có muốn tiếp thêm năng lượng cho cả ngày và hoàn thành tất cả các công việc ngay lập tức, nhưng việc dành ra một khoảng thời gian để rời khỏi bàn làm việc sẽ giúp cho bộ não của bạn được thả lỏng và minh mẫn hơn. Lên lịch nghỉ giữa giờ cho ngày làm việc của bạn ví dụ như ăn nhẹ thứ gì đó, đi lại vận động cơ thể hay ngồi thiền… Thực hiện được điều này có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng tích tụ và giúp bạn cảm thấy sảng khoái cho phần còn lại của ca làm việc.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn không ngon miệng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của bạn. Nên cố gắng ăn một chế độ ít đường và nhiều protein. Đảm bảo mang theo đồ ăn nhẹ và bữa trưa lành mạnh để giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và kiểm soát tốt hơn căng thẳng liên quan đến công việc.

Tập hít thở sâu

Khi bạn cảm thấy bực bội, căng thẳng hoặc quá tải, nó có thể ảnh hưởng tới cách bạn phản ứng đối với một sự vật, sự việc cụ thể. Thay vì bộc lộ sự bực bội, cáu gắt của bản thân hãy hít thở sâu. Chỉ cần tập trung một vài phút hít thở sâu có thể giúp bạn bình tĩnh và cân bằng cảm xúc tốt hơn. Khi đã cảm thấy bản thân bình tĩnh, bạn có thể trở lại làm việc với tâm thế sảng khoái và tập trung cao độ hơn.

Nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan

Khi đối mặt với một tình huống, sự việc căng thẳng, bạn chớ nên bộc lộ phản ứng của bản thân ngay lập tức. Vì quan điểm của bạn về sự kiện này có thể làm tăng mức độ căng thẳng của chính bạn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận tình huống một cách khách quan, không đổ lỗi hay nghi ngờ bản thân. Khi nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan, điều đó có thể giúp bạn tìm ra giải pháp và giúp bạn xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp..

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là cực kỳ quan trọng, nó giúp cơ thể bạn phục hồi sau những căng thẳng trong ngày. Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Một thói quen ngủ tốt có thể giúp bạn không bị mệt mỏi trong thời gian làm việc và mang lại cho bạn sự minh mẫn cần thiết để thực hiện tốt công việc. Cố gắng tránh uống những chất như caffein hay trà hoặc sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ vì nó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Bồi dưỡng sự tự tin của bản thân

Khi bạn quá để ý tới cách nhìn của người khác với mình, điều đó khiến bạn trở nên thiếu tự tin với bản thân và khiến bạn tự áp đặt mình vào căng thẳng. Thay vì tập trung vào cách người khác nhìn nhận bạn, hãy tập trung vào công việc và các nhiệm vụ khác mà bạn cần làm. Khi bạn hoàn thành tốt công việc của mình thì sự nhìn nhận của người khác đối với bản thân cũng trở nên tốt đẹp và ấn tượng hơn.

Lập kế hoạch theo ngày

Hãy trang bị cho bản thân một bảng kế hoạch để lên danh sách những việc bạn cần làm trong một ngày và sắp xếp thứ tự quan trọng của chúng để cân đối thời gian hoàn thành. Bạn cũng có thể sử dụng lịch để theo dõi các cuộc họp và deadline sắp tới của bản thân. Thực hiện điều này giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn và tập trung vào những công việc quan trọng trong ngày để tránh cho bạn cảm thấy bị quá tải.

Tự khích lệ bản thân

Để tránh rơi vào trạng thái tiêu cực, hã.y tập trung vào những suy nghĩ khuyến kích và tích cực có thể mang lại cho bạn động lực cần thiết để vượt qua ngày làm việc. Tạo động lực cho bản thân có thể giúp tăng năng suất của bạn và có thể lan tỏa động lực đó đến những người khác làm điều tương tự.

Tập thể dục thường xuyên

Thói quen tập thể dục không chỉ giúp cải thiện tâm trạng và sức khỏe thể chất mà còn giúp kiểm soát căng thẳng hiệu quả. Dành thời gian để tập thể dục trước khi làm việc, trong giờ nghỉ trưa hoặc sau khi đã hoàn thành ca làm của mình. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn thiết lập một thói quen và cung cấp cho bạn một cách để giảm bớt căng thẳng.

Dành thời gian thả lỏng bản thân

Dù bạn yêu thích công việc của mình đến đâu, thì việc dành thời gian tham gia vào các hoạt động không liên quan đến công việc cũng rất quan trọng. Hãy dành thời gian có những hoạt động với gia đình, bạn bè,… chẳng hạn như nấu một món ngon, đi spa, xem phim,…Sử dụng tối đa những ngày cuối tuần và kỳ nghỉ của bạn bằng cách tìm thời gian để thư gian và nghỉ ngơi. Việc làm này giúp bạn sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn khi quay trở lại làm việc. 

Sắp xếp lại không gian làm việc của bạn

Khi bỗng nhiên bạn cảm thấy quá căng thẳng với công việc, hãy tạm dừng lại một chút. Dành thời gian sắp xếp lại nơi làm việc của bạn một cách ngăn nắp, có tổ chức là một cách giúp bạn giảm căng thẳng. Khi chỗ làm việc của bạn được sắp xếp một cách có tổ chức, nó sẽ giúp bạn tìm mọi thứ nhanh hơn và tăng năng suất làm việc của bạn. Vì vậy, hãy thường xuyên sắp xếp lại không gian làm việc của bạn, sử dụng những kẹp file, kệ hộp đựng bút và các công cụ văn phòng khác hỗ trợ cho bạn.

Trên đây là 12 mẹo giúp bạn có thể giảm thiểu căng thẳng trước, trong và sau khi làm việc của bạn. Chúc các bạn luôn giữ được một tinh thần tỉnh táo, minh mẫn để hoàn thành tốt công việc của bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *