Hai mô hình B2B và B2C là những chiến lược phổ biến trong kinh doanh hiện đại. Tuy nhiên hai mô hình kinh doanh này có sự khác biệt ở một số khía cạnh. Việc hiểu rõ các đặc điểm của chúng sẽ giúp mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng được những chiến lược phù hợp và hiệu quả nhất.
Mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?
B2B (Business – To – Business): là mô hình hinh doanh thương mại điện tử chỉ sự giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau. Giao dịch giữa các công ty với nhau thường được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử
B2C (Business – To – Customer): là các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với đối tượng khách hàng là những cá nhân qua nền tảng Internet. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.
Đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng của mô hình B2B là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các giao dịch B2B chủ yếu phục vụ mục đích cải thiện hiệu suất hoạt động hoặc cung cấp các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp khác.
Với mô hình B2C, khách hàng là những người tiêu dùng cá nhân. Mô hình này tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu cá nhân, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng sử dụng trực tiếp.
Quy trình mua hàng
Quy trình mua hàng của mô hình B2B sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian để hoàn tất. Do đây là giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau nên cần trải qua nhiều giai đoạn phê duyệt từ các phòng ban khác nhau. Vì thế, cần xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền chặt với khách hàng.
Ngược lại, mô hình B2C có quy trình mua hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Người tiêu dùng có thể ra quyết định mua hàng khá nhanh tuỳ theo sở thích hoặc nhu cầu của họ
Có thể thấy, mô hình B2B tập trung vào các khách hàng là doanh nghiệp có thể gắn bó lâu dài. Trong khi đó, B2C lại dựa vào viêc bán hàng nhanh và có nhu cầu tức thời.
Giá cả và chính sách thanh toán
Giá cả trong mô hình B2B thường cao hơn và đi kèm nhiều thoả thuận. Chính sách thanh toán linh hoạt, bao gồm kỳ hạn thanh toán hoặc thêm chiết khấu cho những hợp đồng lớn.
Còn mô hình B2C thường có giá cả cố định. Khách hàng của mô hình này thường sẽ trả tiền ngay mà không có thời gian để thương lượng.
Dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng
B2B đòi hỏi dịch vụ hậu mãi tốt và có hỗ trợ kỹ thuật liên tục. Do mô hình này cần duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng nên đòi hỏi quá trình chăm sóc khách hàng cần phải chú trọng nhiều.
Dịch vụ hậu mãi ở phía B2C ít phức tạp hơn, chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ nhanh chóng. Các chính sách đổi trả và bảo hành sẽ ngắn hạn và đơn giản hơn.
Kết luận
Mỗi mô hình kinh doanh đều có những thách thức và cơ hội riêng. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn mô hình kinh doanh cho phù hợp, đồng thời việc tìm hiểu rõ về những đặc điểm của nó sẽ giúp công ty xây dựng chiến lược hiệu quả hơn.
Đọc thêm