KỸ NĂNG MỀM CẦN CÓ CHO DÂN IT 

Ngành CNTT hiện nay không chỉ đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao mà còn yêu cầu sư phát triển của những kỹ năng mềm. Đây là những yếu tố giúp bạn nổi bật và tiến xa trong môi trường cạnh tranh như ngày nay. Vậy những kỹ năng mềm nào sẽ cần thiết cho dân IT? 

1. Kỹ năng giao tiếp tốt 

Có thể thấy, kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng, không chỉ trong ngành CNTT mà mọi ngành nghề, lĩnh vực khác đều coi trọng kỹ năng này.  

Bạn sẽ thắc mắc, với ngành CNTT sẽ làm việc nhiều với máy móc, thiết bị, vậy tại sao lại cần đến kỹ năng giao tiếp?  

Trước khi thao tác với máy móc thì bạn cần phải nắm bắt được công việc mà mình sẽ làm, những yêu cầu của công việc cũng bắt đầu từ những cuộc giao tiếp xung quanh. Ví dụ như: 

Yêu cầu sửa máy tính/thiết bị, bạn cần phải biết được tình trạng hư hỏng của thiết bị để từ đó đưa ra giải pháp hợp lý. 

Hay thiết kế một phần mềm mới, bạn cũng cần phải hiểu rõ mong muốn của khách hàng.  

2. Kỹ năng phân tích dữ liệu nhạy bén 

Là một người làm trong lĩnh vực CNTT, thì khả năng phân tích của bạn sẽ phải đòi hỏi khá cao để thiết lập một hệ thống hay triển khai lập trình phần mềm. Phát triển kỹ năng này sẽ giúp não bộ nhanh chóng hình dung được các bước cần làm, loại ngôn ngữ cần lập trình… 

Việc còn lại là thể hiện ra ngoài những gì bạn đã hình dung, chỉnh sửa, hoàn chỉnh và triển khai kế hoạch một cách hiệu quả.  

3. Kỹ năng làm việc nhóm 

Các nhiệm vụ trong ngành CNTT vô cùng lớn, việc đòi hỏi tính chuyên môn phải sâu. Một người sẽ không thể đáp ứng được khối công việc như vậy, vì thế cần một đội ngũ gồm nhiều người. Đây là lúc tinh thần teamwork được phát huy. Biết cách phối hợp, chia sẻ công việc và hỗ trợ lẫn nhau là điều cần thiết.  

4. Kỹ năng xử lý sự cố linh hoạt 

Ngành CNTT khá chú trọng vào việc xử lý những sự cố. Lí do là khi có một sự cố nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến cả một hệ thống lớn.  

Kỹ năng này yêu cầu dân IT phải liên tục tích luỹ kinh nghiệm, cập nhật những cải tiến mới nhất, đồng thời luôn sẵn sàng những phương án dự phòng để kịp thời xử lý những tình huống bất ngờ.  

5. Kỹ năng phát triển tư duy sáng tạo 

Công nghệ luôn luôn cải tiến và thay đổi, với một tư duy sáng tạo, bạn không chỉ bắt kịp xu hướng mà còn dẫn đầu trong việc tạo ra các giải pháp mới. Lấy ví dụ với ngôn ngữ lập trình C++, bạn có thể tạo ra những phần mềm như âm nhạc, hoạt hình, trò chơi… phục vụ cho nhu cầu khác nhau.  

6. Kỹ năng quản lý thời gian 

Dân IT thường có những dự án làm việc và có nhiều deadline dồn dập, chồng chéo lên nhau. Nếu bạn không biết cách sắp xếp hợp lý, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái căng thẳng, quá tải.  

Nâng cao kỹ năng này không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc đúng hạn mà còn tránh tình trạng làm việc quá sức, đồng thời giúp bạn tăng sự tập trung và hiệu suất công việc. 

Kết luận

Có thể thấy, dân IT không chỉ “cắm mặt” vào màn hình như mọi người hay nói. Để phát triển toàn diện, bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm đã nêu trên. Hãy rèn luyện mỗi ngày để nâng cao kĩ năng, trình độ của mình.