Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, nó thúc đẩy sự chuyển đổi số ở mọi lĩnh vực trong đời sống. Đây không chỉ là xu hướng mà nó còn thật sự mang lại nhiều lợi ích cho con người. mỗi doanh nghiệp trong việc hiện đại hoá các quy trình.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ số vào mô hình bán hàng của mình nhằm kết nối dễ dàng hơn với khách hàng và tối ưu hoá hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng chuyển đổi hoá trong ngành bán hàng.
Chuyển đổi số giúp phát triển kênh bán hàng và mở rộng tệp khách hàng
Sự phát triển bùng nổ của mạng internet đã tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong hành vi của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp tận dụng những cơ hội mới này để tạo ra các kênh bán hàng mới và mở rộng tệp khách hàng của mình.
Có thể lấy ví dụ một số công ty lớn như: Amazon, Shopee, Lazada…
Lợi ích
Thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng và đưa ra các sản phẩm, chương trình bán hàng phù hợp.
Khả năng thu thập một lượng lớn dữ liệu về khách hàng và kinh doanh, đã mở ra cho các doanh nghiệp những phương pháp mới trong việc tiếp cận.
Thuật toán trong các kênh bán hàng của các doanh nghiệp có thể quan sát, nghiên cứu hành vi của khách hàng thông qua điểm chạm đầu tiên và xuyên suốt hành trình mua hàng.
Cải thiện quan hệ khách hàng
Việc ứng dụng công nghệ số đã giúp các doanh nghiệp dễ dàng tương tác với khách hàng. Công nghệ cho phép các công ty tiếp cận các tài nguyên trực tuyến hữu ích, tự động hoá các tác vụ và thu thập dữ liệu để giúp họ đưa ra những dịch vụ được cá nhân hoá và hiệu quả hơn.
Giảm thiểu các gián đoạn kinh doanh
Giai đoạn 2020-2021 là thời điểm chứng kiến hoàng loạt chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, các kênh bán hàng truyền thống gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các doanh nghiệp lớn nhỏ nhanh chóng có những biến pháp thay đổi để khắc phục những tác động của dịch bệnh. Việc chuyển đổi số giúp họ thích nghi tốt hơn và linh hoạt hơn.
Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã vực dậy và thành công trong khi nhiều đối thủ vẫn phải đang loay hoay trong việc cố gắng tiếp cận khách hàng theo cách truyền thống.
Các công cụ mà doanh nghiệp có thể tận dụng trong chuyển đổi số
Mạng xã hội
Đây được coi là công cụ phổ biến nhất giúp doanh nghiệp và khách hàng kết nối với nhau. Bằng cách tương tác và tham khảo ý kiến của khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ, các doanh nghiệp sẽ tạo ra chiến lược phù hợp để tăng tương tác với người tiêu dùng.
Hệ thống tự động
Các nhiệm vụ như dặt lịch hẹn với khách hàng, gửi email hoặc tạo hoá đơn được coi là những việc đơn giản nhưng lại chiếm nhiều thời gian và nguồn lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì vậy, tự động hoá sẽ giúp nhóm bán hàng tập trung vào việc tăng doanh số mà vẫn đảm bảo hoạt động được kiểm soát.
Chuyển đổi số – tăng trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp
Cần cải thiện và đổi mới trải nghiệm của khách hàng là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển và thành công của một doanh nghiệp. Do kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng thay đổi nhanh chóng, khi họ luôn mong muốn có những kết nối, được cá nhân hoá và tạo cảm xúc với doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều phương pháp đã được ứng dụng như dịch vụ trực tuyến, tương tác không gian ảo, ứng dụng công nghệ tiên tiến như AR… cho khách hàng trải nghiệm. Các doanh nghiệp đang tiến gần hơn và thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Đổi mới và tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng có tác động tích cực cao đến doanh thu của doanh nghiệp. Trên thực tế, các công ty mô hình B2B đã tăng trưởng doanh thu từ 10-15% và giảm chi phí từ 10-20% nhờ số hoá quá trình trải nghiệm của khách hàng.
Chuyển đổi số – tối ưu quy trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp
Tăng năng suất
Việc ứng dụng chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp có thể thức hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả và rút ngắn được thời gian. Việc tự động hoá một số quy trình quản trị có thể đẩy nhanh đáng kể tốc độ phát triển sản phẩm kỹ thuật số, trong khi AI có thể tăng tốc độ phân tích trải nghiệm người dùng qua quá trình thử nghiệm.
Tăng sự đồng bộ hoá và linh hoạt giữa các bộ phận phát triển
Khi sử dụng các nền tảng kỹ thuật số, các nhóm phát triển có thể giám sát trạng thái sự án của họ trong thời gian thực nhằm phát hiện các thay đổi và phản ứng kịp thời trước các tình huống.
Tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường
Thông qua các nền tảng kỹ thuật số, các doanh nghiệp đã thu thập dữ liệu của khách hàng nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu các sản phẩm mới phù hợp với thị trường. Kết hợp với những phản hồi của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm thật tốt để sẵn sàng đưa ra thị trường.
Tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận
Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh không chỉ giảm sai sót mà còn nghiên cứu, đưa sản phẩm ra thị trường có tính tương thích cao với nhu cầu khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản phẩm lỗi, chi phí bán hàng cho những sản phẩm không phù hợp.
Kết luận
Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược rõ ràng, đầu tư đúng mức vào công nghệ và con người, cũng như duy trì sự linh hoạt để thích nghi với những thay đổi liên tục của thị trường.
Với sự hỗ trợ của chuyển đổi số, các doanh nghiệp có thể không chỉ đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng mà còn mở ra những cơ hội mới để phát triển bền vững và đột phá trong tương lai. Hành trình chuyển đổi số là một thử thách lớn, nhưng cũng là một cơ hội vàng để định hình lại vị thế của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Đọc thêm