Blog

Keep up to date with the latest news

SYSTEM ADMINISTRATOR – QUẢN TRỊ VIÊN HỆ THỐNG LÀ GÌ?

Khi máy tính ngày càng trở nên quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế, quản trị viên hệ thống (System administrator) đóng một vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động trơn tru và an toàn. Họ có thể sẽ trở thành một phần không thể thiếu của lĩnh vực CNTT trong tương lai gần.

Trong bài viết này TSG sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem System administrator (Quản trị viên hệ thống) là gì? Vai trò và nhiệm vụ của họ trong công ty như thế nào? Và để trở thành một System administrator cần có những kỹ năng gì?

1. System administrator (quản trị viên hệ thống) là gì?

System administrator hay còn được viết tắt là sysadmin là một chuyên gia công nghệ thông tin hỗ trợ môi trường điện toán đa người dùng và đảm bảo hiệu suất liên tục, tối ưu của các dịch vụ CNTT và hệ thống hỗ trợ,

2. Nhiệm vụ của System administrator

Sysadmin chịu trách nhiệm đảm bảo thời gian hoạt động của máy tính, máy chủ và internet của công ty họ – về cơ bản là “luôn sáng đèn” để hạn chế gián đoạn công việc. Điều này bao gồm bảo trì và cấu hình hệ thống, chẳng hạn như cài đặt và khắc phục sự cố phần cứng và phần mềm cũng như đánh giá các công nghệ mới cho công ty.

Tuy nhiên, trách nhiệm công việc của sysadmin hệ thống khác nhau giữa các nhà tuyển dụng. Trong các tổ chức lớn, chức danh có thể được sử dụng để mô tả bất kỳ quản trị viên nào chịu trách nhiệm về một hệ thống CNTT chuyên biệt, chẳng hạn như hệ thống hỗ trợ máy chủ.

Tùy thuộc vào chuyên môn của tổ chức, công ty, quản trị viên hệ thống có thể bao gồm quản trị viên trung tâm dữ liệu (data center adminstrator), quản trị viên mạng máy tính (computer netwwork administrator), quản trị viên máy chủ (server administrator), quản trị viên cơ sở dữ liệu (database administrator).

Các bộ phận CNTT nhỏ hơn thì vị trí sysadmin thường có trách nhiệm công việc rộng hơn. Trong một số tổ chức, một sysadmin có thể cần hỗ trợ mọi thứ từ hệ thống máy tính của người dùng cuối (end-user) đến mạng cục bộ của tổ chức, mạng LAN không dây, hệ thống điện thoại qua internet và lưu trữ đám mây.

3. Kỹ năng cần có của System administrator

Để trở thành một sysadmin, bạn cần phát triển một bộ kỹ năng cốt lõi cho phép bạn bảo đảm hệ thống mạng, máy tính trong tổ chức hoạt động một cách trơn tru. Dưới đây là một số kỹ năng hàng đầu mà bạn cần có:

  • Kiến thức chuyên sâu về hệ điều hành: Cho dù là Windows, Mac hay Linux các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm các ứng viên có năng lực phù hợp với hệ điều hành được sử dụng trong công ty của họ. Hệ điều hành Windows và Linux được sử dụng rộng rãi và là những hệ thống tốt để bắt đầu, tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra xem ngành của bạn thiên về hệ điều hành nào khác hay không.
  • Quen thuộc với phần cứng: Các thiết bị vật lý làm việc – chẳng hạn như máy chủ hoặc máy in sẽ là một phần quan trọn trong công việc của quản trị viên hệ thống.
  • Kỹ năng điện toán đám mây: Việc quen thuộc với các ứng dụng đám mây như Microsoft 365, Google Cloud Platform và AWS có thể giúp bạn thúc đẩy quá trình tuyển dụng.
  • Kiến thức về mạng: Có thể thiết lập và duy trì mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN), ngoài việc thiết lập các tính năng bảo mật mạng như tường lửa, thường được các nhà tuyển dụng mong đợi tìm kiếm ở các ứng viên.
  • Kỹ năng giao tiếp: Ngoài việc làm việc theo nhóm, các nhân viên tổng hợp thường được kỳ vọng sẽ giúp đỡ những nhân viên khác không có cùng kiến thức kỹ thuật, thông qua sự hỗ trợ của các bộ phận trợ giúp hoặc các phương tiện khác. Khả năng giao tiếp tốt sẽ là một phần quan trọng trong các nhiệm vụ hàng ngày thành công của sysadmin.
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *