Blog

Keep up to date with the latest news

CÁCH VIẾT TIỂU SỬ CÁ NHÂN THU HÚT SỰ CHÚ Ý

Tiểu sử cá nhân là gì?

Tiểu sử cá nhân là phần giới thiệu ngắn gọn cung cấp phiên bản tóm tắt về thành tích nghề nghiệp, bằng cấp và học vấn cũng như các thông tin khác của bạn. Tiểu sử cá nhân thường được sử dụng khi tìm kiếm việc làm nhằm cung cấp cho nhà tuyển dụng bản tóm tắt lý do tại sao bạn là ứng viên lý tưởng cho công việc. Chúng cũng có thể được sử dụng trên các nền tảng mạng và các trang web chuyên nghiệp.

Cách viết tiểu sử cá nhân

Một trong những phần khó nhất khi viết tiểu sử của bạn chỉ mới bắt đầu. Hãy để bản thân có thời gian tập trung để đưa vào tất cả các chi tiết mà bạn muốn truyền đạt tới nhà tuyển dụng một cách ngắn gọn và hiệu quả. Bạn nên thực hiện theo các nguyên tắc sau để tạo tiểu sử cá nhân gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng:

  1. Giới thiệu bản thân
  2. Giữ cho nó ngắn gọn, đủ ý
  3. Sử dụng ngôi thứ ba
  4. Viết một cách chiến lược
  5. Bao gồm thông tin liên hệ của bạn
  6. Chỉnh sửa kỹ lưỡng

1. Giới thiệu bản thân

Mở đầu của phần tóm tắt tiểu sử bản thân bằng phần giới thiệu ngắn gọn bạn là ai. Câu đầu tiên nên bao gồm họ tên của bạn, sau đó là một vài chi tiết bạn muốn làm nổi bật như trình độ học vẫn, chứng chỉ hoặc thành tích của bạn.

Sau một câu giới thiệu mạnh mẽ, hãy trình bày niềm đam mê, giá trị và quan điểm chung của bạn về cuộc sống bằng cách xem xét các khía cạnh của bản thân trong bốn lĩnh vực sau:

  • Kỹ năng: Bạn có thể mang lại những gì cho một vị trí hoặc công ty? Bạn đã được đào tạo thành thạo những gì?
  • Đặc trưng: Kinh nghiệm của bạn là gì?
  • Giá trị cá nhân: Những giá trị nào giúp hình thành nên con người bạn? Điều gì đã giúp bạn đến với công việc hiện tại?
  • Giá trị nghề nghiệp: Bạn đánh giá cao nhất điều gì ở công ty bạn đang làm việc? Bạn có mục tiêu gì với nghề nghiệp của mình?

Bao gồm các chi tiết liên quan khác như chức danh công việc hiện tại của bạn, ngành bạn làm việc và nhiệm vụ công việc của bạn. Những chi tiết này rất quan trong với các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm bạn trên các nền tảng chuyên nghiệp

2. Ngắn gọn

Giới hạn độ dài, số từ giúp bạn có thể sắp xếp được nội dung của mình. Tiểu sử cá nhân trên sơ yếu lịch lịch là một đoạn văn hoặc một vài đoạn văn nhỏ mô tả bạn là ai. Tốt nhất là nên giữ tiểu sử cá nhân này từ 300 đến 500 từ. Một tiểu sử ngắn gọn sẽ thu hút sự chú ý của người đọc và kích thích họ đọc phần còn lại của sơ yếu lý lịch. Hãy giữ cho nó đơn giản và hấp dẫn.

Các mục chính trong tiểu sử nên bao gồm:

  • Mục đích: Tại sao bạn viết tiểu sử của mình? Để thu hút khách hàng? Để tìm công việc? 
  • Thành tích: Bạn đã đạt được những mục tiêu nghề nghiệp nào? Bạn có giải thưởng gì không? Bạn có hoàn thành nhiệm vụ của mình không?
  • Lịch sử: Những sự kiện nào trong cuộc sống đã định hình co đường sự nghiệp của bạn?
  • Học vấn và chứng chỉ: Bạn tốt nghiệp trường nào? Bạn học ngành gì? Bạn đạt được giải thưởng nào khi đi học không?

3. Sử dụng ngôi thứ ba

Mặc dù một số tiểu sử viết ở ngôi thữ nhất có hiệu quả, nhưng khi viết ở ngôi thứ ba cho phép bạn bao gồm đầy đủ tên của mình. Chiến lược này tốt hơn cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm khi bạn đăng tiểu sử của mình lên mạng vì nó cho các công cụ tìm kiếm biết rằng phần này là viết về bạn. Một điều lưu ý khi viết ở ngôi thứ ba là tránh lạm dụng tên của bạn, hãy điều chỉnh nó một cách hài hòa.

4. Viết một cách chiến lược

Trong khi bạn muốn đề cập đến nhiều thành tích của mình, hãy tránh tạo một danh sách bao quát. Trước khi bạn quyết định nên đưa vào thành tích gì, hãy cân nhắc tự hỏi bản thân: Đối tượng mục tiêu của bạn là ai? Bạn học được những gì từ những bạn đã gặp phải? Bạn có thể đưa vào những sự kiện nào trong cuộc sống để minh họa cho những điểm này?

Tạo sự khác biệt cho bạn với những người khác bằng cách viết một câu chuyện hấp dẫn để người khác đọc có thể hiểu được bạn. Có thể là những câu chuyện đã truyền cảm hứng cho bạn theo đuổi sự nghiệp hoặc định hình mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Những câu chuyện này có thể cung cấp cho người đọc hiểu biết cá nhân về sở thích của bạn trong lĩnh vực, niềm đam mê và giá trị cốt lõi của bạn.

5. Thông tin liên hệ

Tiểu sử cá nhân là bước đầu tiên trong việc kết nối đến người khác đặc biệt là nhà tuyển dụng. Phần thông tin liên hệ sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng kết nối với bạn nếu như bạn đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Thông tin này nên bao gồm: 

  • Địa chỉ email
  • Số điện thoại
  • Hoặc một liên kết đến trang cá nhân facebook, zalo…của bạn

Thông tin liên hệ đặt ở cuối phần tiểu sử và dễ nhìn thấy

6. Chỉnh sửa kỹ lưỡng

Trước khi đăng tiểu sử cá nhân lên mạng hoặc gửi cho nhà tuyển dụng, hãy nhớ đọc lại để tìm các lỗi ngữ pháp và chính tả. Dưới đây là một số mẹo để chỉnh sửa tiểu sử cá nhân của bạn:

  • Nên chỉnh sửa sau khi đã hoàn thành toàn bộ phần nội dung của tiểu sử để có thể tập trung vào nội dung
  • Đọc to phần nội dung của bạn để phát hiện các lỗi ngữ pháp và tìm những chỗ có thể cải thiện cấu trúc
  • Hỏi ý kiến những người thân, bạn bè để có những nhận xem khách quan những gì bạn cần phải chỉnh sửa

Một tiểu sử cá nhân ấn tượng giúp ích cho bạn trong rất nhiều việc, đặc biệt là có thể thu hút các nhà tuyển dụng. Nó sẽ giúp bạn có cơ hội tìm kiếm được một việc làm phù hợp với khả năng của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *