Blog

Keep up to date with the latest news

5 MẸO GIÚP BẠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG HỢP TÁC TẠI NƠI LÀM VIỆC

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, lúc làm việc nhóm có phải bạn thường xuyên bắt gặp các trường hợp chỉ có một vài người trong nhóm thực sự làm việc hay còn các bạn trẻ gọi là “cân team”, các thành viên khác không cùng nhau hợp tác để hoàn thành công việc. Điều này dẫn đến hệ lụy là các sinh viên ra trường thường thiếu mất kinh nghiệm và kỹ năng, cộng tác để làm việc.

Và dĩ nhiên những người đã có kỹ năng cộng tác làm việc nhóm sẽ được chào đón hơn sau khi ra trường sẽ được chào đón hơn những người không có kỹ năng này. Đối với những người làm các công việc liên quan đến sang tạo, cộng tác tại nơi làm việc trở thành một phần quan trọng trong công việc. Các dự án liên quan đến thiết kế, tiếp thị và trải nghiệm người dùng yêu cầu sự tương tác, liên kết làm việc giữa các phòng ban và trong các nhóm mục tiêu, mức độ ưu tiên, bộ kỹ năng và tính cách khác nhau.

Sự hợp tác tại nơi làm việc bao gồm nhiều khía cạnh và một loạt các kỹ năng mềm như: giao tiếp rõ ràng, giải quyết vấn đề, đồng cảm và trách nhiệm giải trình. Năm mẹo sau đây có thể giúp bạn phát triển kỹ năng hợp tác của mình.

1. Bước khỏi vùng an toàn

Đảm nhận các công việc nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn của bạn buộc bạn phải dựa vào chuyên môn của người khác. Ví dụ: nếu bạn là một nhà thiết kế kỹ thuật số và có cơ hội giúp triển khai hệ thống quản lý dự án mới, hãy tận dụng cơ hội để cung cấp kiến thức chuyên môn sáng tạo của bạn đồng thời học hỏi từ các đồng nghiệp khác, chẳng hạn như dịch vụ truyền thông, CNTT và đào tạo.

2. Giao tiếp rõ ràng

Công nghệ phát triển đã cung cấp cho chúng ta nhiều kênh hỗ trợ cộng tác trở nên dễ dàng hơn, từ các công cụ chia sẻ tệp đến công nghệ đám mâu, chia sẻ màn hình và phần mềm quản lý dự án. Bạn cần phải kịp thời trong khi giao tiếp, trao đổi khi kinh doanh trực tuyến, các từ ngữ thông dụng hoặc các từ hay viết tắt mà chỉ bạn hoặc đội nhóm của bạn có thể hiểu cần được phải diễn giải rõ ràng khi làm việc cộng tác với bộ phận khác.

3. Tìm hoặc trở thành người cố vấn

Mồi một người sẽ có kinh nghiệm chuyên môn nhất định trong lĩnh vực của họ và bạn nên có thể nhờ họ đóng góp ý kiến cho mình nếu gặp phải công việc liên quan đến lĩnh vực đó. Tương tự vậy, hãy sử dụng những kinh nghiệm bạn có được trong lĩnh vực, chuyên ngành của mình để trợ giúp những thành viên thuộc phòng ban khác, ngay cả khi điều đó dường như không mang lại lợi ích trực tiếp cho bạn, tuy nhiên sẽ giúp bạn tương tác và hợp tác hiệu quả hơn trong công việc chung.

4. Tham gia các nhóm ngành

Các hiệp hội ngành và hội nghị tiếp thị là những nguồn lực tuyệt vời cho sự phát triển nghề nghiệp cả về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bạn có thể tham gia tình nguyện khi còn đang đi học tại các tổ chức tình nguyện, phi chính phủ… để mở rộng mạng lưới quan hệ của bạn trong quá trình trau dồi kỹ nẵng cộng tác của bạn bên ngoài công việc.

5. Tham gia các hoạt động xây dựng đội nhóm

Các hoạt động teambuilding cũng là cơ hội để bạn có thể tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong đội nhóm, phòng ban, từ đó nâng cao khả năng cộng tác trong công việc. Nếu bạn làm việc trong ban truyền thông nội bộ của công ty, đây là lúc bạn nên đề xuất các hoạt động tập thể với cấp trên như một cách để cải thiện giao tiếp bằng cahcs thúc đẩy tinh thần và kết nối giữa các đồng nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *