Blog

Keep up to date with the latest news

PRODUCT MANAGER LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH PRODUCT MANAGER?

Hiện nay, Product Manager (PM) hay còn gọi là Giám đốc sản phẩm hoặc chuyên viên sản phẩm là một vị trí được tuyển dụng khá phổ biến. Nhóm ngành Quản lý sản phẩm này được coi là mảnh đất màu mỡ trong thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt là với các bạn trẻ đang theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Quản lý sản phẩm là một vai trò phức tạp đòi hỏi sự cân bằng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để quản lý các yêu cầu và cung cấp các sản phẩm chất lượng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Trong blog này TSG – SOFT 365 sẽ cùng các bạn đi sâu vào tìm hiểu Product Manager là gì? Trách nhiệm của họ trong doanh nghiệp và những kỹ năng cần thiết để trở thành Product Manager thành công.

1. Product Manager là gì?

Product Manager (viết tắt là PM) là người chịu trách nhiệm quản lý chiến lược, nghiên cứu, khai thác nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm và tiếp cận thị trường của một sản phẩm, phần mềm hoặc dịch vụ. Product mangager sẽ là cầu nối với đội kỹ thuật, thiết kế trải nghiệm người dùng, marketing và đội ngũ bán hàng của công ty họ để đưa một sản phẩm từ giai đoạn phát triển đến khi ra mắt thành công.

2. Vai trò. trách nhiệm của một Product Manager

Product Manager làm việc về việc lập kế hoạch và thực hiện vòng đời sản phẩm, bao gồm thu thập và ưu tiên các yêu cầu của sản phẩm và khách hàng, làm việc với các yêu cầu về bán hàng, tiếp thị và kỹ thuật, xác định tầm nhìn sản phẩm và đảm bảo đáp ứng các mục tiêu về doanh thu và sự hài lòng của khách hàng. PM cũng làm việc để đảm bảo rằng chiến lược và mục tiêu chung của công ty được đáp ứng.

Vai trò, trách nhiệm của Product manager:

  • Xác định tầm nhìn của sản phẩm và tạo lộ trình để đạt được tầm nhìn đó theo các bước cụ thể và cập nhật tiến trình ở từng giai đoạn trong lộ trình.  
  • Tạo chiến lược phát triển và tung ra sản phẩm, để việc sản xuất sản phẩm có hiệu quả về chi phí, đồng thời tạo ra lợi nhuận và tiếp cận đúng khách hàng khi họ cần.
  • Thu thập các yêu cầu của thị trường, bởi vì bất kỳ sản phẩm nào được tạo ra cũng cần phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng và kịch bản của thị trường. Xác định yêu cầu của sản phẩm trên thị trường và tạo ra nó khi được yêu cầu cao nhất.
  • Làm việc chặt chẽ với tất cả các bộ phận của công ty – đội ngũ sales, marketing, kỹ thuật, các bên đối tác liên quan và quan trọng nhất là khách hàng.
  • Thường xuyên xem xét tiến độ sản xuất sản phẩm và giải quyết được những vấn đề đã đặt ra.
  • PM là đầu mối giao tiếp – họ nhận được quan điểm tổng thể khi tiếp xúc với mọi bộ phận trong công ty.
  • Mọi quy trình đều cần có chiến lược và PM là người chịu trách nhiệm xác định chiến lược của sản phẩm. Họ chịu trách nhiệm định vị sản phẩm trên thị trường và cả những phát triển của sản phẩm để định vị trong tương lai. Họ cũng làm việc để tạo ra một chiến lược giúp cho sản phẩm được bán trên thị trường một cách hiệu quả.
  • PM cung cấp hướng dẫn cho các bộ phạn liên quan đến việc tạo ra sản phẩm. Các yêu cầu của sản phẩm được chuyển thành các yêu cầu của bộ phận kỹ thuật. Họ hướng dẫn việc tiếp thị và bán sản phẩm bằng cách quảng bá sản phẩm.

3. Những kỹ năng quan trọng để trở thành một Product Manager thành công

Đối chiếu với những vai trò, trách nhiệm nêu trên, để trở thành một Product Manager thành công cần rèn luyện những kỹ năng gì để có thể quản lý và phát triển sản phẩm của công ty. Hãy tham khảo 7 kỹ năng dưới đây:

  • Chuyên môn kinh doanh: Sản phẩm cần tạo ra lợi nhuận vì vậy cần có kiến thức kinh doanh cơ bản giúp xây dựng ngân sách và phát triển chiên lược sản phẩm giúp sản xuất sản phẩm một cách hiệu quả. Với kỹ năng tài chính, kiến thức kinh doanh cung cấp cho họ khả năng đối phó với các bên liên quan bằng cách cung caaos cho họ những con số phù hợp.
  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng cần thiết với hầu hết các vị trí công việc và đối với vị trí là người quản lý sản phẩm của một doanh nghiệp kỹ năng này là đặc biệt quan trọng.Bởi vì hàng ngày họ phải giao tiếp với các phòng ban liên quan,nhóm thiết kế và khách hàng. Để có được sản phẩm phù hợp chọ cần phải liên tục trao đôi với đội ngũ kỹ thuật để đảm bảo rằng sản phẩm không gặp bất kỳ vấn đề nào. Kỹ nắng giao tiếp giúp PM tương tác với khách hàng và nhóm làm việc để trả lời các câu hỏi liên quan đến sản phẩm và cùng tìm ra giải pháp.
  • Kỹ năng nghiên cứu và phân tích: Việc tạo ra bất kỳ sản phẩm nào đều dựa trên công việc nghiên cứu, được thực hiện bởi các nhà quản lý sản phẩm. Các kỹ năng nghiên cứu và phân tích giúp xác định sản phẩm mà khách hàng yêu cầu và cũng xác định sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để sửa đổi sản phẩm nhằm dự báo nhu cầu trong tương lai. Họ cũng có thể xác định các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải với sản phẩm có mặt trên thị trường và xây dựng chiến lược để giải quyết những vấn đề đó.
  • Kỹ năng giao tiếp cá nhân: Ngoài kỹ năng giao tiếp vững chắc, Product manager cung phải có kỹ năng giao tiếp cá nhân tuyệt vời để tạo ảnh hưởng và dẫn dắt hiệu quả những người mà họ làm việc cùng. Từ khách hàng đến các bên liên quan đến các thành viên trong nhóm, Product Manager thường xuyên cố gắng lôi kéo những người khác tham gia vào tầm nhìn chiến lược cho sản phẩm của họ. Các kỹ năng giao tiếp cá nhân tốt bao gồm kỹ năng thuyết trình, trí tuệ cảm xúc, lắng nghe tích cực, hợp tác và đàm phán.
  • Kỹ năng tiếp thị: kỹ năng này rất cần thiết đối với các Product manager vì họ thường phải phát triển các cách để làm cho sản phẩm của họ có thể tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng. Kỹ năng tiếp thị bao gồm khả năng quảng bá và cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo cách hiệu quả nhất có thể. Các kỹ năng tiếp thị tốt cần có của họ bao gồm khả năng đáp ứng các nhu cầu thay đổi, phát triển các chiến lược tiếp thị cho việc giới thiệu sản phẩm và tạo khung giá.
  • Kỹ năng tư duy chiến lược: Người chịu trách nhiệm quản lý sản phẩm phải có khả năng suy nghĩ chiến lược trong suốt mọi giai đoạn phát triển của sản phẩm. Từ việc tìm hiểu thị trường đến quyết định làm thế nào để tung ra một sản phẩm mới, nhiều nhiệm vụ quản lý sản phẩm đòi hỏi phải có tư duy chiến lược để thực hiện thành công. Prodcut manager cần có hiểu biết vững chắc về vòng đời sản phẩm, phân khúc thị trường, quy trình quản lý dự án và dự báo bán hàng. Các kỹ năng tư duy chiến lược bổ sung bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề, phần mềm sơ đồ tư duy, quản lý rủi ro và định hướng mục tiêu.
  • Kỹ năng sắp xếp thứ tự ưu tiên: Product manager phải có khả năng thực thi một cách khách quan mức độ ưu tiên để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu và thời hạn. Kỹ năng ưu tiên tốt đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong đội ngũ của họ luôn làm việc trên những gì quan trọng nhất vào thời điểm đó và giữ cho dự án diễn ra suôn sẻ và theo đúng yêu cầu của tiến độ.

4. Mẹo dành cho những Product Manager mới

Nếu bạn là một Product Manager mới vào nghề hoặc chuyển sang từ một vai trò mới, phạm vị trách nhiệm của bạn có thể khá lơn. Có rất nhiều việc cần phải làm, vì vậy bạn hãy cố gắng hết sức. Dưới đây là một số mẹo giúp trở thành một Product Manager tuyệt vời trong 30 ngày đầu tiên của bạn:

  • Bắt đầu với chiến lược: mỗi quyết định về sản phẩm, ngay cả khi bắt đầu, nên bắt nguồn từ chiến lược. Vì vậy, đừng vội vàng ra quyết định một cách bốc đồng. Đi sâu vào các mục tiêu sản phẩm hiện có và đảm bảo rằng bạn hiểu những gì bạn đang cố gắng đạt được.
  • Tìm hiểu khách hàng của bạn: Sự đồng cảm là điều cần thiết chi những Product Manager thành công. Dành thời gian thực sự tìm hiểu các vấn đề mà bạn giải quyết cho khách hàng. Tiến hàng các cuộc gọi tiếp thị cho khách hàng, dành thời gian gặp gỡ khách hàng và phân tích tất cả thông tin và dữ liệu có sẵn cho bạn. 
  • Xây dựng mối quan hệ với đội nhóm của bạn: Một Product Manager thành công phải dựa vào nhóm phát triển, người thiết kế sản phẩm, đội ngũ ký thuật để xây dựng sản phẩm phù hợp. Và bán cần dựa vào đội ngũ Marketing và bán hàng để đưa sản phẩm đến với khách hàng thành công. Vì vậy, hãy xây dựng mối quan hệ chân thành với đồng đội của bạn – một mối quan hệ chặt chẽ giúp nuôi dưỡng lòng tin và giao tiếp tốt hơn.
  • Học cách nói không: bạn sẽ nhận được rất nhiều yêu cầu từ nhiều người, nhiều phòng ban khác nhau về những tính năng của sản phẩm, yêu cầu sửa lỗi hoặc đưa ra ý tưởng cải tiến. Trên hết, bạn cũng sẽ nhận được phản hồi từ khách hàng. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người cùng một lúc, vì vậy hay tập cách nói “không” hoặc “không phải bây giờ”
  • Đầu tư thời gian: Cần có thời gian và sự kiên nhẫn để phát triển ở một vai trò mới và tìm kiếm thành công lâu dài. Hãy sẵn sàng học lại những bài học giống nhau và đặt nhiều câu hỏi. Hãy dành cho bản thân thời gian cần thiết để trở thành chuyên gia về sản phẩm tại công ty của bạn.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất để mọi người có thể hiểu một cách khái quát về nghề Product Manager để có được những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Chúc các bạn thu được những kiến thức hữu ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *