Blog

Keep up to date with the latest news

7 ĐIỀU NÊN TRÁNH NÓI TRONG BUỔI PHỎNG VẤN

Trong một cuộc phỏng vấn, những điều bạn nói và cách bạn thể hiện là căn cứ quan trọng để giúp nhà tuyển dụng xác định liệu bạn có phải là một ứng viên mạnh và phù hợp với văn hóa công ty của họ hay không. Một trong nhưng điều bạn có thể làm để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn diễn ra trơn tru là cẩn thận suy xét đến những điều không nên nói. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về những điều các ứng viên nên tránh nói trong cuộc phỏng vấn.

Tại sao những điều bạn nói trong cuộc phỏng vấn quan trọng?

Tất cả những gì bạn nói trong cuộc phỏng vấn xin việc đều có khả năng giúp nhà tuyển dụng hiểu được mục đích ứng tuyển cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ khiến bạn trở thành ứng viên đủ điều kiện cho vị trí mà ho cần. Duy trì một thái độ tích cực và chuyên nghiệp trong suốt cuộc phỏng vấn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng sự tin tưởng vào khả năng của bạn có thể phù hợp với văn hóa công ty và gia tăng giá trị cho công ty.

Những điều bạn KHÔNG NÊN nói trong cuộc phỏng vấn

1. Nói không tốt về công ty cũ

Người phỏng vấn có thể hỏi bạn những câu hỏi như “Tại sao bạn lại tìm kiếm một công việc mới?” hoặc “Điều gì khiến bạn không thích ở vị trí công việc trước đây của mình?”. Khi trả lời những dạng câu hỏi này, bạn cần tránh nói những điều tiêu cực về công ty cũ hoặc công việc cũ của bạn. Điều đó giúp duy trì sự chuyên nghiệp và tích cực của bạn trong mọi tình huống.

Những câu trả lời tích cực cho những câu hỏi này sẽ giúp người phỏng vấn tin tưởng rằng bạn sẽ phù hợp với văn hóa công ty. Bạn cần tập trung vào những điều mà vị trí bạn ứng tuyển yêu cầu

2. “Tôi không biết”

Người phỏng vấn có thể hỏi bạn một câu hỏi mà bạn không chuẩn bị trước hoặc bạn không có câu trả lời. Đây có thể là cơ hội tuyệt vời để bạn chứng minh tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề của mình. Bạn có thể thử nói với người phỏng vấn rằng bạn cần một phút để suy nghĩ về câu trả lời của mình hoặc yêu cầu họ cung cấp thông tin bổ sung mà bạn cần để đưa ra một câu trả lời chính xác.

3. Quá tập trung vào quyền lợi, kỳ nghỉ và lương

Buổi phỏng vấn là lúc bạn cần tập trung chứng minh bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí đó và thúc đẩy nhà tuyển dụng đưa ra lời mời làm việc cho bạn. Bạn nên cố gắng tránh hỏi quá nhiều về phúc lợi, thời gian nghỉ phép và lương thưởng, trừ khi vấn đề này được người phỏng vấn đưa ra trước.

Hãy cố gắng đợi cho đến khi họ đưa ra lời mời làm việc và đây là lúc mà bạn đàm phán những vấn đề này. Thay vì hỏi rõ quyền lợi từ đầu, bạn nên để đến cuối cuộc phỏng vấn. Điều này thể hiện bạn là một người lịch sự trong cuộc phỏng vấn và không gây áp lực cho người phỏng vấn khi buộc họ phải trả lời những câu hỏi đó ngay đầu cuộc phỏng vấn.

4. Ngôn từ thiếu chuyên nghiệp

Một trong những cách tốt nhất để bạn trông chuyên nghiệp hơn trong buổi phỏng vấn là thể hiện bằng lời nói. Điều này không có nghĩa là bạn cần sử dụng từ ngữ chuyên ngành, mà là bạn nên cố gắng tránh sử dụng không chuyên nghiệp bao gồm tiếng lóng, từ ngữ tục tĩu và từ phụ…

5. “Tôi không có bất kỳ câu hỏi nào”

Hầu hết những người phỏng vấn sẽ hỏi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào gần cuối cuộc phỏng vấn. Một phần quan trọng của việc chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn là suy nghĩ về những câu hỏi có ý nghĩa mà bạn có thể hỏi nhà tuyển dụng để thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công ty hoặc vị trí đó.

6. Những câu trả lời máy móc hoặc những câu nói sáo rỗng

Một trong những cách tốt nhất để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn là nghiên cứu các câu hỏi mà bạn mong đợi người phỏng vấn hỏi và chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi này. Tuy nhiên, khi sử dụng các câu trả lời đã chuẩn bị sẵn trong một cuộc phỏng vấn, bạn muốn chắc chắn rằng câu trả lời nghe có vẻ chân thực. Nhiều ứng viên sẽ sử dụng những câu nói sáo rỗng khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn thông thường. Trong cuộc phỏng vấn của bạn, hãy cố gắng chọn một câu trả lời trung thực và sẽ khiến bạn nổi bật với tư cách là một ứng viên. Thay vì nói ” Điểm yếu lớn nhất của tôi là tôi là người cầu toàn “, điều mà những người phỏng vấn thường nghe, hãy cố gắng xác định một kinh nghiệm mà bạn có thể học hỏi từ vị trí trước đây của mình.

7. Thông tin cá nhân không liên quan đến công việc hoặc bằng cấp của bạn

Khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn, sử dụng các ví dụ và giai thoại cụ thể có thể giúp bạn chứng minh trình độ của mình và nổi bật với người phỏng vấn như một ứng viên đáng nhớ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo ấn tượng lâu dài mà bạn để lại với người phỏng vấn là đáng nhớ vì những lý do chính đáng. Bạn nên cố gắng tránh sử dụng thông tin chi tiết về cuộc sống cá nhân của mình, chẳng hạn như thông tin về gia đình hoặc sở thích của bạn trừ khi thông tin đó liên quan trực tiếp đến điều khiến bạn trở thành ứng viên tốt nhất cho vị trí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *