Blog

Keep up to date with the latest news

BÍ KÍP GIÚP BẠN “ẴM ĐIỂM” VỚI CÂU HỎI “ĐIỂM MẠNH CỦA BẠN LÀ GÌ?”

“Điểm mạnh của bạn là gì?” – là một trong những câu hỏi kinh điển mà người phỏng vấn thường xuyên hỏi ứng viên. Nghe qua câu hỏi thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên đó cũng là một thử thách khá “khó nhằn” dành cho các ứng cử viên. Câu hỏi này sẽ đặt bạn vào ranh giới giữa một bên là quá khiêm tốn và một bên là quá kiêu ngạo. 

Quá khiêm tốn, bạn sẽ đánh giá thấp thành tích và kỹ năng của mình, khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không đủ năng lực. Nhưng quá đề cao bản thân thì bạn sẽ rơi vào bị coi là tư lợi và khó có thể làm việc tốt trong một nhóm.

Để cân bằng được giữa hai điều trên, bạn cần chuẩn bị trước cho câu hỏi này. Nếu trả lời tốt chắc chắc bạn có cơ hội nhận việc rất cao. 

1. TẠI SAO NHÀ TUYỂN DỤNG THÍCH HỎI CÂU NÀY?

Cũng giống như “Điểm yếu của bạn là?” thì câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?” là bộ đôi thường xuyên được người phỏng vấn đưa ra trong mỗi cuộc phỏng vấn. Lý do nhà tuyển dụng hay hỏi câu này là để khám phá tiềm năng của bạn. Có thể họ muốn:

  • Đảm bảo điểm mạnh của bạn đáp ứng được yêu cầu vị trị công việc
  • Kiểm tra xem bạn có tự nhận thức và có thể tự tin nói về bản thân hay không
  • Kiểm tra những phẩm chất và kinh nghiệm giúp bạn khác biệt với các ứng viên khác
  • Đánh giá kỹ năng giao tiếp của bạn.
  • Xem cách bạn tư duy trả lời tại chỗ

2. CÁCH CHUẨN BỊ CÂU TRẢ LỜI CHO CÂU HỎI "ĐIỂM MẠNH CỦA BẠN LÀ GÌ?"

Mục đích bạn trả lời câu hỏi này không phải thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình là người gioỉ nhất, mà bạn cần phải chứng minh bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc đó.

Bạn có nhiều điểm mạnh và phẩm chất cá nhân mà bạn nghĩ sẽ hữu ích, nhưng bạn cần phải lựa chọn những điểm tốt nhất để tập trung vào. Dưới đây là một số mẹo để bạn có thể chọn lọc phù hợp:

Xác định 5 điểm mạnh hàng đầu của bạn

Khi lên kế hoạch cho câu trả lời của mình, bạn cần phân loại các điểm mạnh khác nhau mà bạn muốn trình bày và chuẩn bị một vài ví dụ cho mỗi danh mục

Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng là những kỹ năng bạn có thể học được trong quá trình học tập cũng như tại nơi làm việc. Có thể là:

  • Kỹ năng CNTT
  • Kiến thức chuyên ngành
  • Kỹ năng truyền thông xã hội
  • Bằng cấp
  • Ngôn ngữ

Thông thường những điều này sẽ được nêu trong Yêu cầu công việc khi đăng tin tuyển dụng. Vì vậy, nếu đó là một kỹ năng bắt buộc, thì tốt nhất bạn không nên tập trung vào nó quá kỹ, vì mọi ứng viên đều sẽ có kỹ năng đó. Nhưng bạn cần có một hoặc hai ví dụ để chứng minh trình độ của mình.

Kỹ năng mềm
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Độ tin cậy
  • Sự khéo léo
  • Khả năng thích ứng
  • Làm việc theo nhóm

Vì các kỹ năng mềm khi nói suông khá khó để hình dung năng lực của bạn nên khi nêu ra kỹ năng nào đó bạn cần có vi dụ để chứng minh rõ khả năng của mình.

Một số điểm mạnh khác mà bạn có thể kể đến
  • Khả năng đương đầu với thất bại và học hỏi từ những sai lầm
  • Khả năng ưu tiên
  • Tư duy phân tích
  • Sự chú ý đến chi tiết
  • Tổ chức
  • Đúng giờ
  • Tự tin
  • Làm việc dưới áp lực
Liên kết điểm mạnh của bạn với yêu cầu công việc

Bạn cần đảm bảo đọc kỹ mô tả công việc và xác định nhưng điểm mạnh chính cần thiết cho vị trí đó. Khi thực hiện xong bước này, bạn hãy quay lại danh sách rút gọn các điểm mạnh của bạn và lựa chọn cái nào phù hợp.

Ví dụ:

– Nếu mô tả công việc yêu cầu phải làm việc tương tác với các phòng ban => bạn nên lựa chọn kỹ năng giao tiếp.

Chất lượng hơn số lượng

Tập trung vào một vài điểm mạnh chính và giải thích những điểm mạnh này một cách chô đọng, Điều đó sẽ giúp nhà tuyển dụng tiếp cận dễ dàng hơn là nêu quá nhiều điểm mạnh không liên quan đến yêu cầu công việc. Hãy hướng tới sự cân bằng giữa sự tự tin quá mức và việc khiêm tốn quá mức.

Luôn có ví dụ cụ thể

Khi đưa ra một vấn đề nào đó, luôn cần có ví dụ cụ thể để chứng minh những điều bạn nói đáng tin cậy. Nếu không tất cả đều trở nên vô nghĩa đối với những người không hề biết bạn – trong đó có nhà tuyển dụng.

3. NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

Một số lỗi phổ biến khi nói về thế mạnh của bạn, bao gồm:

  • Đưa ra một danh sách các điểm mạnh. Quay cường với các tính từ mà không có sự cân nhắc nào đới với Mô tả công việc, hoặc không có ví dụ cụ thể có thể khiến câu trả lời của bạn bị lãng quên hoặc tự tin thái quá.
  • Câu trả lời không liên quan. Bất kỳ điểm mạnh nào bạn đưa ra nên liên quan đến các kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn. Những câu trả lời không liên quan cũng có thể gợi ý cho người phỏng vấn rằng điểm yếu của bạn nằm ở những lĩnh vực quan trọng đối với công việc.
  • Câu trả lời mơ hồ hoặc chung chung. Bạn cần liên hệ trực tiếp với bản thân vì đây không phải là ý kiến hoặc khi nói bạn có thế mạnh ở nhiều khía cạnh nhưng không có gì chứng minh cụ thể.

4. NẾU BẠN KHÔNG BIẾT ĐIỂM MẠNH CỦA MÌNH?

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra một danh sách các thế mạnh của mình, có một số cách sau dành cho bạn:

  • Hỏi người khác. Có được một góc nhìn mới mẻ có thể giúp phản ánh chính xác những ưu điểm của bạn. Hãy hỏi thử một người biết rõ về bạn (chẳng hạn như bạn bè, anh chị em,…) họ nghĩ thế mạnh của bạn là gì
  • Nhìn lại những lời khen ngợi và thành tích trong quá khứ. Cố gắng nhớ lại bất kỳ lời khen ngợi hoặc phản hồi nào mà bạn nhận được khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc trong bất kỳ kỳ thực tập hoặc vị trí làm việc nào. Bạn nên lưu giữ hồ sơ cá nhân vêf bất kỳ đánh giá tích cực nào mà bạn nhận được trong suốt quá trình học tập và làm việc của mình. 
  • Dựa vào các kỹ năng chính của người khác trong vai trò tương tự như bạn. 

Nguồn tham khảo: https://www.wikijob.co.uk/content/interview-advice/interview-questions/learn-something-quickly 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *